Thất bại là mẹ thành công, câu nói ấy là câu những thí sinh thi đại học sợ hãi nhất.
Thất bại trong kỳ thi đại học cao đẳng còn bị bêu tên lên khắp phương tiện thông tin đại chúng, được trưng biển công khai dọc trường thi, được bất kỳ kẻ tò mò nào chỉ cần nhắn tin điện thoại hoặc truy cập Internet miễn phí cũng lùng được kẻ thất bại.
Thí sinh thi trượt sẽ được tuyên án công khai, khi kết quả thi của họ lần lượt bị công khai khắp toàn quốc. Không chỉ điểm thi, tên họ, còn cả ngày tháng năm sinh, gốc gác gia đình.
Điều đó làm tổn thương lòng tự trọng của những người thi trượt, tổn thương sâu sắc hơn niềm vui của những người đỗ đầu gấp nhiều lần, nếu ta dùng vui và buồn để đong đếm những gì cơ chế công khai điểm thi toàn quốc mang lại cho con người. Nhất là khi chỉ số ít thí sinh trúng tuyển, số nhiều thất bại.
Tưởng tượng những người trượt sau mùa thi, trần truồng không gì che chắn trước đám đông, với sự thất bại của mình.
Từ điển tiếng Hán định nghĩa “thông tin bí mật cá nhân” là “những thông tin mà cá nhân không muốn nhiều người biết hoặc những việc cá nhân không muốn công khai”. Như thế bảng lương tháng ở công ty, bảng điểm trúng tuyển đại học hàng năm cũng đang xâm phạm tới quyền bảo hộ thông tin cá nhân y như những băng sex hai người bị kẻ thứ ba tung lên mạng.
Điểm số có đại diện cho giá trị của bạn không, tôi nghĩ là không. Tôi đã đọc tiểu sử của Quách Mạt Nhược, khi đi học ông có thành tích rất tệ hại, xếp loại đạo đức chỉ được 35/100 điểm và môn Văn chỉ đạt 45/100 điểm. Thế nhưng đạo đức kém lại trở thành nhà hoạt động xã hội đoạt giải thưởng hoà bình quốc tế Stalin, Văn tệ hại lại trở thành nhà văn, nhà lịch sử. Chắc chắn giáo dục trình độ cũng chỉ quan trọng tương đương giáo dục tố chất con người mà thôi.
Và những kỳ thi với những thí sinh thất bại khoả thân trước công luận đã tặng người đi học một bài hổ thẹn.
Và công khai điểm thi như một sức ép phân loại vô tình, liệu có phải là một lựa chọn phản giáo dục?
Năm 2006, khi Mai Phương Thúy vừa đăng quang hoa hậu Việt Nam, có những bài báo cho rằng, hoa hậu gian lận khi công bố điểm thi. Bằng chứng là nhà báo không tìm thấy điểm thi của Mai Phương Thúy trong danh sách trúng tuyển đại học.
Sau này, khi Mai Phương Thúy được “minh oan” bởi lỗi là do bộ gõ tiếng Việt của những nhà báo đó không tìm ra kết quả thi của Thúy, tôi không thấy họ xin lỗi một lời.
Khi người ta không chỉ xâm phạm thông tin cá nhân, còn chạm ít nhiều tới lòng tự trọng của một con người. Một mùa thi mới lại tới. Ai sẽ trần truồng không có cái lá nho che đi nơi xấu xí, trước công luận?
http://trangha.wordpress.com/2008/06/26/cu%e1%bb%91i-tu%e1%ba%a7n-cu%e1%bb%91i-thanh-ph%e1%bb%91-2/#comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét