Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Trần Thị Hiền Minh


(Tựa gốc: Sợ mai này không còn bánh Việt)
SGTT.VN - Mở tiệm bánh, tiệm may, nhà thuốc, quán cà phê… loanh quanh rồi thì đầu bếp Trần Thị Hiền Minh cũng quay về với bếp như người ta thường ví: định mệnh đã an bài. Hiền Minh tâm tư: “Tôi sợ một ngày nào đó không còn ai làm bánh Việt bán nữa”.
Người thầy đầu tiên của đầu bếp Hiền Minh chính là… cô hàng xóm. Có lẽ do ảnh hưởng sâu sắc từ người thầy đầu tiên này mà sau này Hiền Minh thích làm bánh Việt, bánh Á đông. Mặc dù từ nhỏ đã được nhận xét là có năng khiếu nấu ăn nhưng trải qua nhiều nghề kinh doanh, cuối cùng chị cũng quay về với nghề bếp trong vai trò giáo viên bộ môn chế biến món ăn của trường trung cấp Âu Việt. 
Giữ vị gốc cho món truyền thống
Yêu bánh Việt, rồi bén duyên với bánh Âu khiến chị có sở thích pha phối hai loại nguyên liệu Đông Tây với nhau. Chẳng hạn, hạt điều, hạt đậu phộng thay thế các loại hạt đắt tiền sẽ giúp bánh Âu có giá thành hạ, hương vị lạ và phù hợp với khẩu vị người Việt hơn. Đồng thời, bánh Việt cũng có thể pha phối chút nguyên liệu Tây để ra những vị đặc biệt hơn. Ví như món bánh chuối nướng Việt cho thêm quế làm thơm, phết tí bơ cho da bánh thêm giòn, chút bơ đậu phộng tăng độ béo.
Tuy sở thích là vậy, nhưng đối với những món truyền thống thì Hiền Minh lại muốn giữ nguyên hương vị gốc. Chị chia sẻ: “Học viên có thể sáng tạo hương vị theo sở thích nhưng khi dạy tôi luôn giữ nguyên vị gốc, cố gắng giữ để thế hệ sau này còn biết vị gốc của món ăn”. Món xôi vò nấu đúng gốc Bắc phải dùng mỡ gà mới ngon. Lấy một phần mỡ gà thả vô nồi nước hấp, theo hơi nước mỡ thấm vào nếp, phần mỡ gà còn lại thắng ra nước trộn vào xôi. Mỡ gà thơm, thấm từ trong ra ngoài giúp hạt xôi bóng đều, có độ béo.
Với đầu bếp Hiền Minh, món canh riêu dứt khoát phải có thì là, nếu không chịu được vị của thì là thà đừng ăn, không nên thay thì là bằng hành lá. Như vậy mới cảm nhận được sự tinh tuý của ẩm thực Việt Nam. Chị chia sẻ: “Tôi thích đi dạy để được chia sẻ với nhiều người. Được thăng hoa, suy nghĩ, sáng tạo ra nhiều thứ, ra được nhiều công thức khác nhau, nhiều vị khác nhau cho một loại bánh”.
Là đầu bếp – giáo viên, chị quan niệm: “Dạy là chia sẻ, truyền đạt mọi thứ mình biết. Dạy tận tâm chưa chắc người ta tiếp thu hết những gì mình muốn dạy, nên giấu nghề làm gì”. Nhiều khi thật vui khi học viên nhớ đến mình, thỉnh thoảng gọi điện chia sẻ bí quyết với cô giáo.
Bánh hoa hồng bột gạo hấp

Làm sao để bánh Việt thành đặc sản
Cô giáo Hiền Minh nói: “Giới trẻ bây giờ hầu như không quan tâm lắm đến bánh Việt Nam. Bánh làm cực nhưng nhìn có vẻ rẻ tiền. Chị chạnh lòng khi nghe một học viên nói: “Mấy cái bánh men này mua 10.000 đồng ăn không hết. Bỏ công, bỏ thời gian làm chi cho mệt”. Thực tế, bánh Việt không cao cấp như bánh Âu.
Các trường dạy nấu ăn đa số cũng dựa vào thực tế, chỉ mở các lớp bánh Âu là chính, không nghĩ rằng bánh Việt là một phần truyền thống Việt Nam cần phải giữ. Thỉnh thoảng có vài lớp dạy làm các loại bánh ăn thay cơm, ăn sáng như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc... Các món bánh bình dân như bánh cam, bánh phu thê… hầu như không có. Ngược lại, một số chị em chuẩn bị đi nước ngoài, muốn học vài món bánh quê hương làm hành trang nhưng lại không biết nơi dạy.
Chị nói: “Có khi trường mở ra các lớp dạy làm bánh Việt nhưng không ai học. Có người học bánh Việt tôi rất mừng, nếu dạy huề vốn tôi cũng chịu”. Bên cạnh đó, cũng những nguyên liệu Việt Nam có sẵn nhưng được người nước ngoài trình bày bắt mắt hơn. Chưa bàn đến hương vị, chỉ riêng phần trình bày thì bánh Hàn Quốc, Nhật có “chiếc áo” đẹp hơn. Hạt dưa, mè đen, đậu đen sấy khô… được họ xếp hình hoa mai, phối màu đẹp. Trong khi đó, Việt Nam có ưu thế dừa nhiều, nguyên liệu ngon nhưng nhìn không bắt mắt. Chẳng hạn như món bánh men rẻ tiền, đựng trong bịch nilông nhưng có độ béo, độ ngon gần giống như một loại bánh Pháp, tan trong miệng, ăn không chán.
“Làm sao phát huy thế mạnh để mọi người biết được Việt Nam có những món bánh ngon như vậy. Bánh thèo lèo đen thơm, béo nhưng chỉ bán vào dịp tết, không ai nghĩ biến nó thành một món quà đặc sản của Việt Nam”, chị băn khoăn.
Có lẽ do khí tiết của một người làm sư phạm nên chị có nhiều băn khoăn, các bạn trẻ không có thời gian vào bếp. Còn người lớn sợ mất thời gian nên cũng ít dạy con học bếp. Người nước ngoài hiện đại bận rộn hơn nhưng người ta dạy con học bếp, còn trẻ em Việt thì học ngoại ngữ, vi tính, chơi game... Chị chia sẻ: “Tôi hy vọng sẽ mở một lớp bếp, dành cho trẻ từ 8 – 12 tuổi, vào dịp hè, hay vào các sáng chủ nhật. Trẻ có thể học một thứ gì đó để có thể tự phục vụ mình hoặc giúp được cha mẹ”.
Theo sgtt.vn (bài: Minh Cúc, ảnh: Hồng Thái)

Sợ mai này không còn bánh Việt


SGTT.VN - Mở tiệm bánh, tiệm may, nhà thuốc, quán cà phê… loanh quanh rồi thì đầu bếp Trần Thị Hiền Minh cũng quay về với bếp như người ta thường ví: định mệnh đã an bài. Hiền Minh tâm tư: “Tôi sợ một ngày nào đó không còn ai làm bánh Việt bán nữa”.
Người thầy đầu tiên của đầu bếp Hiền Minh chính là… cô hàng xóm. Có lẽ do ảnh hưởng sâu sắc từ người thầy đầu tiên này mà sau này Hiền Minh thích làm bánh Việt, bánh Á đông. Mặc dù từ nhỏ đã được nhận xét là có năng khiếu nấu ăn nhưng trải qua nhiều nghề kinh doanh, cuối cùng chị cũng quay về với nghề bếp trong vai trò giáo viên bộ môn chế biến món ăn của trường trung cấp Âu Việt. 

Giữ vị gốc cho món truyền thống
Yêu bánh Việt, rồi bén duyên với bánh Âu khiến chị có sở thích pha phối hai loại nguyên liệu Đông Tây với nhau. Chẳng hạn, hạt điều, hạt đậu phộng thay thế các loại hạt đắt tiền sẽ giúp bánh Âu có giá thành hạ, hương vị lạ và phù hợp với khẩu vị người Việt hơn. Đồng thời, bánh Việt cũng có thể pha phối chút nguyên liệu Tây để ra những vị đặc biệt hơn. Ví như món bánh chuối nướng Việt cho thêm quế làm thơm, phết tí bơ cho da bánh thêm giòn, chút bơ đậu phộng tăng độ béo.
Tuy sở thích là vậy, nhưng đối với những món truyền thống thì Hiền Minh lại muốn giữ nguyên hương vị gốc. Chị chia sẻ: “Học viên có thể sáng tạo hương vị theo sở thích nhưng khi dạy tôi luôn giữ nguyên vị gốc, cố gắng giữ để thế hệ sau này còn biết vị gốc của món ăn”. Món xôi vò nấu đúng gốc Bắc phải dùng mỡ gà mới ngon. Lấy một phần mỡ gà thả vô nồi nước hấp, theo hơi nước mỡ thấm vào nếp, phần mỡ gà còn lại thắng ra nước trộn vào xôi. Mỡ gà thơm, thấm từ trong ra ngoài giúp hạt xôi bóng đều, có độ béo.
Với đầu bếp Hiền Minh, món canh riêu dứt khoát phải có thì là, nếu không chịu được vị của thì là thà đừng ăn, không nên thay thì là bằng hành lá. Như vậy mới cảm nhận được sự tinh tuý của ẩm thực Việt Nam. Chị chia sẻ: “Tôi thích đi dạy để được chia sẻ với nhiều người. Được thăng hoa, suy nghĩ, sáng tạo ra nhiều thứ, ra được nhiều công thức khác nhau, nhiều vị khác nhau cho một loại bánh”.
Là đầu bếp – giáo viên, chị quan niệm: “Dạy là chia sẻ, truyền đạt mọi thứ mình biết. Dạy tận tâm chưa chắc người ta tiếp thu hết những gì mình muốn dạy, nên giấu nghề làm gì”. Nhiều khi thật vui khi học viên nhớ đến mình, thỉnh thoảng gọi điện chia sẻ bí quyết với cô giáo.
Bánh hoa hồng hấp bột gạo

Làm sao để bánh Việt thành đặc sản
Cô giáo Hiền Minh nói: “Giới trẻ bây giờ hầu như không quan tâm lắm đến bánh Việt Nam. Bánh làm cực nhưng nhìn có vẻ rẻ tiền. Chị chạnh lòng khi nghe một học viên nói: “Mấy cái bánh men này mua 10.000 đồng ăn không hết. Bỏ công, bỏ thời gian làm chi cho mệt”. Thực tế, bánh Việt không cao cấp như bánh Âu.
Các trường dạy nấu ăn đa số cũng dựa vào thực tế, chỉ mở các lớp bánh Âu là chính, không nghĩ rằng bánh Việt là một phần truyền thống Việt Nam cần phải giữ. Thỉnh thoảng có vài lớp dạy làm các loại bánh ăn thay cơm, ăn sáng như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc... Các món bánh bình dân như bánh cam, bánh phu thê… hầu như không có. Ngược lại, một số chị em chuẩn bị đi nước ngoài, muốn học vài món bánh quê hương làm hành trang nhưng lại không biết nơi dạy.
Chị nói: “Có khi trường mở ra các lớp dạy làm bánh Việt nhưng không ai học. Có người học bánh Việt tôi rất mừng, nếu dạy huề vốn tôi cũng chịu”. Bên cạnh đó, cũng những nguyên liệu Việt Nam có sẵn nhưng được người nước ngoài trình bày bắt mắt hơn. Chưa bàn đến hương vị, chỉ riêng phần trình bày thì bánh Hàn Quốc, Nhật có “chiếc áo” đẹp hơn. Hạt dưa, mè đen, đậu đen sấy khô… được họ xếp hình hoa mai, phối màu đẹp. Trong khi đó, Việt Nam có ưu thế dừa nhiều, nguyên liệu ngon nhưng nhìn không bắt mắt. Chẳng hạn như món bánh men rẻ tiền, đựng trong bịch nilông nhưng có độ béo, độ ngon gần giống như một loại bánh Pháp, tan trong miệng, ăn không chán.
“Làm sao phát huy thế mạnh để mọi người biết được Việt Nam có những món bánh ngon như vậy. Bánh thèo lèo đen thơm, béo nhưng chỉ bán vào dịp tết, không ai nghĩ biến nó thành một món quà đặc sản của Việt Nam”, chị băn khoăn.
Có lẽ do khí tiết của một người làm sư phạm nên chị có nhiều băn khoăn, các bạn trẻ không có thời gian vào bếp. Còn người lớn sợ mất thời gian nên cũng ít dạy con học bếp. Người nước ngoài hiện đại bận rộn hơn nhưng người ta dạy con học bếp, còn trẻ em Việt thì học ngoại ngữ, vi tính, chơi game... Chị chia sẻ: “Tôi hy vọng sẽ mở một lớp bếp, dành cho trẻ từ 8 – 12 tuổi, vào dịp hè, hay vào các sáng chủ nhật. Trẻ có thể học một thứ gì đó để có thể tự phục vụ mình hoặc giúp được cha mẹ”.
Theo sgtt.vn (bài: Minh Cúc, ảnh: Hồng Thái)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

16 kỹ thuật chụp ảnh chân dung truyền cảm

1. PHOTOSHOP:
Nếu bạn giỏi trong việc chế biến và thao tác với ảnh (làm hậu kỳ), thì hãy sử dụng nó như một lợi thế. Hãy ngông cuồng với các tùy chỉnh, thử 1 số thủ thuật photoshop mới (*) hoặc thậm chí thử tạo ra 1 bức ảnh ghép lạ mắt:

Photo by Paul Moody

2. TEXTURE :
Nếu hoa văn, chất liệu bề mặt chiếm 1 phần lớn của chủ thể hoặc bạn muốn nhấn mạnh vào chất liệu bề mặt thì hãy thể hiện bề mặt đó 1 cách nổi bật và tách biệt. Hãy chọn lựa background cũng có chất liệu bề mặt phù hợp với chủ thể. Thậm chí bạn có thể thử texturizing (không biết dịch sao nữa) cho toàn bộ bức ảnh để có những tác động mạnh hơn:

Photo by Sukanto Debnath

3. OVER EXPOSE :
Chụp ảnh dư sáng hay còn gọi ảnh high-key (tạm dịch là ảnh không có sự tương phản) làm cho hình chụp chân dung đẹp mềm mại với loại ánh sáng cho cảm giác nhẹ nhàng. Một lợi thế của ảnh over expose là các chi tiết nhỏ và các khiếm khuyết của mẫu được thổi bay đi, làm cho hình ảnh mượt mà hơn nhiều,

Photo by sam_samantha

4. UNDER EXPOSE :
Thông thường khi nhìn vào 1 bức ảnh mà mảng tối chiếm phần lớn hay còn gọi là ảnh low-key (tạm dịch là ảnh có sự tương phản mạnh) thì theo lẽ tự nhiên mắt ta sẽ bị thu hút bởi phần sáng hơn của bức ảnh. Xu hướng này cho chúng ta 1 bức ảnh có vẻ ngoài thô ráp và cứng cáp hơn là bức ảnh high-key.

Photo by ConfusedVision

5. BACK - LIGHT :
Mái tóc sẽ sáng lên 1 cách mê hoặc khi nó được chụp ngược sáng, do đó nếu mái tóc chiếm phần lớn của chủ thể thì hãy làm nó nổi bật lên bằng cách đặt chủ thể giữa bạn và 1 nguồn sáng. Bạn cũng có thể vận dụng kỹ thuật này cao hơn 1 chút để tạo ra những bức ảnh dạng silhouette (ảnh ngược sáng với chủ thể là bóng đen):

Photo by Caleb Sconosciuto

6. POSING :
Hãy thử tạo ra những cách pose ảnh với vị trí 1 cách điên cuồng - sẽ càng độc đáo hơn nếu đó là 1 tư thế pose ảnh khó, không thoải mái cho mẫu. Và không chỉ mẫu tạo ra cách pose ảnh độc đáo mà bản thân người chụp cũng phải biết lựa chọn vị trí, góc chụp lạ mắt để có thể tạo nên những bức chân dung gây nên ấn tượng mạnh và khác thường:

Photo by Socar Myles

7. CULTURE :
Chụp những bức ảnh thể hiện nét văn hóa địa phương - những gì có vẻ trần tục, bình thường đối với bạn nhưng có thể lại là điều hết sức kỳ lạ đối với người xem. Văn hóa ở khắp mọi nơi, ngay cả trong khu phố mà bạn đang sinh sống. Chỉ cần tưởng tượng là bạn đến từ 1 quốc gia khác, bạn sẽ thấy những gì xung quanh mình trở nên thú vị hơn:

Photo by vodkamax

8. REFLECTIONS :
Hãy sử dụng các bề mặt khác nhau để tạo nên khía cạnh đặc biệt của bức ảnh. Gương cửa sổ ,nước... là các bề mặt phản chiếu ánh sáng rất tốt và mỗi loại vật liệu lại cho ta 1 kết quả khác nhau, 1 hình thức bề mặt khác nhau:

Photo by Gary H. Spielvogel

9. SHADOWS :
Một cách khác để chụp ảnh chân dung ấn tượng là làm cho bóng đổ trở thành 1 phần quan trọng của bức ảnh. Đôi khi phần bóng đổ có thể được làm cho nổi bật hơn cả chủ thể tạo nên bóng đổ đó:

Photo by Brian Auer

10. GET CLOSE :
Không có quy tắc nhiếp ảnh nào chống lại việc crop bỏ phần lớn gương mặt mẫu. Chính điều này làm ta bị thu hút nhiều hơn bởi những gì còn lại trong khung ảnh.

Photo by Phil Hilfiker

11. (UN)FOCUS :
Đôi khi out focus vào chủ thể lại thú vị hơn là đúng focus (nghe hơi vô lý nhỉ :D:7 ). Việc này giống như thêm vào một vài yếu tố bí ẩn cho bức ảnh vì đôi khi bạn không thể biết chính xác người trong ảnh là ai ( bắn lén nà :| )

Photo by a bout de souffle

12. MOVEMENT :
Sử dụng sự chuyển động để thể hiện tính động của bức ảnh, thậm chí có thể là toàn bộ chủ thể bị nhòe hoàn toàn. Trong trường hợp này, hãy bỏ qua chủ thể thực và nghĩ đến việc tạo ra 1 chủ thể mới thông qua việc chuyển động của chủ thể cũ.

Photo by ArtWerk

13. CAPTURE THE MOMENT :
Bắt lấy khoảnh khắc khi ai đó đang làm điều gì đó mà họ yêu thích, ngay cả khi nó không được trình diễn. Nhiếp ảnh đường phố là một trong những thể loại yêu thích của tôi bởi vì thể loại này chụp được cuộc sống đúng như nó đang diễn ra - không trình diễn không sắp đặt.

Photo by Mireia

14. COLOR :
Sử dụng màu sắc sống động và tương phản để thu hút sự chú ý đến các phần của bức ảnh mà bạn muốn nhấn mạnh. Chủ thể trong trường hợp này có thể được trang điểm, quần áo, phụ kiện, hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn có trong khả năng của mình.

Photo by TNT Photo

15. GET SERIOUS :
Ảnh chân dung không chỉ chụp lúc chủ thể cười mà nó còn bắt lấy nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một số bức chân dung yêu thích của tôi không có 1 tí nụ cười nào trong đó, và những bức ảnh đó thì dạt dào cảm xúc.

Photo by Saad Akhtar

15. PROPS :
Sử dụng các đạo cụ và các công cụ xung quanh bạn để làm cho các thiết lập thêm phần thú vị hơn. Hãy tìm những đạo củ để đặt chủ thể của bạn vào trong, trên, dưới, hoặc xung quanh... vv

Photo by Bachellier Christian

Trình anh văn của em còi quá nên chắc dịch còn nhiều sai sót, bác nào thấy có gì không phải thì nhắc em để em sửa chữa lại cho hoàn chỉnh bài viết hen.
Nguồn: http://blog.epicedits.com/2007/12/10...hy-techniques

Bài dịch từ internet của bác khoilekts.